Kế hoạch BDTX năm học 2020-2021

Thứ hai - 26/10/2020 21:28
               PHÒNG GD&ĐT THỊ XÃ KỲ ANH                    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
                     TRƯỜNG TH KỲ THỊNH 2                                   Độc lập-Tự do-Hạnh phúc
 
              Số: …/KH-BDTX                           Kỳ Thịnh, ngày 10 tháng 10 năm 2020
     
 
  KẾ HOẠCHBỒI  DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN
CHO CÁN BỘ QUẢN LÍ VÀ GIÁO VIÊN
NĂM HỌC 2020-2021
 
1. Căn cứ kế hoạch số 68/ KH- PGDĐT ngày 08/10/2019  của Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Kỳ Anh về triển khai Kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở năm học 2020-2021;                            
2. Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, trường tiểu học Kỳ Thịnh 2 xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020 - 2021 như sau:
I. Mục đích, yêu cầu:
1. Mục đích
1. Bồi dưỡng cho CBQL, giáo viên học tập BDTX để cập nhật kiến thức về chuyên môn; bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp; phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của Chuẩn nghề  nghiệp, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Đồng thời phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng giáo viên của nhà trường và các cấp quản lý giáo dục và đào tạo.
2. Yêu cầu:
-  Việc triển khai công tác BDTX phải gắn kết chặt chẽ với việc triển khai đánh giá giáo viên và CBQL theo Chuẩn và theo chỉ đạo đổi mới giáo dục của ngành để từng bước nâng cao năng lực đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục qua từng năm học.
II. Đối tượng bồi dưỡng:
Tất cả các cán bộ quản lý cơ sở giáo dục, giáo viên đang trực tiếp giảng dạy tại nhà trường gồm 34 người.
III. Nội dung, thời lượng bồi dưỡng:
1. Khối kiến thức bắt buộc:
1.1. Nội dung bồi dưỡng 1: 40 tiết/ năm học. Cụ thể như sau:
Những nội dung căn bản trong một số chỉ thị, nghị quyết của ban chấp hành trung ương Đảng khóa XIII, Nghi quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh hà Tĩnh lần thứ XIX; Nghị quyết Đảng bộ thị xã Kỳ Anh lần thứ II; Nghị quyết số 36-NQ/TW về chiếc lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; quy định số 08-QĐ/TW về quy định trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là ủy viên Bộ chính trị, ủy viên Ban Bí thư, ủy viên Ban chấp hành trung ương; Nghị quyết số 35 – NQ/TW về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới; Kết luận số 53 – KL/TW, ngày 04 tháng 6 năm 2019 của ban bí thư về chỉ đạo đấu tranh, ngăn chặn, xử lý, gở bỏ, triệt phá tin giả, thông tin sai sự thật, xấu, độc trên Internet, mạng xã hội , chỉ thị số 20 –CT/TW về tiếp tục tăng cường nâng cao chất lượng nghiên cứu, biên soạn, tuyên truyền , giáo dục lịch sử Đảng; quy định số 890-QĐ/TW, ngày 05/3/2019 của tỉnh ủy Hà Tĩnh về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là Ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy, ủy viên ban chấp hành Đảng bộ Hà Tĩnh và cán bộ chủ chốt các ngành các cấp.
- Chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh năm 2020 về “Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.
- Xây dựng đạo đức công vụ của cán bộ, giáo viên và văn hóa ứng xử trong trường học.
- Công tác giáo dục truyền thống, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh, thực trạng kỹ năng nghiệp vụ và giải pháp trong thời gian tới.
- Thông tin tình hình thời sự trong nước, quốc tế, những vấn đề kinh tế - xã hội nổi bật của tỉnhvà các địa năm 2020.
Tiếp tục tập trung thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
1.2. Nội dung bồi dưỡng 2: 40 tiết/năm học/giáo viên.
          Đối với nội dung bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý và giáo viên các cấp, các nội dung về đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học của địa phương tổ chức trong năm học 2020- 2021 đối với Giáo dục Tiểu học. Cụ thể:
Thông tư số 18/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông; Thông tư số 17/2019/TT-BGDĐT ngày 01/11/2019 về việc ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông;
1.2.1. Giáo viên:
   
êu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn Mã mô đun Tên và nội dung chính của mô đun Yêu cầu cần đạt Thời gian thực hiện (tiết)
Lý, thuyết Thực hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
I. Phẩm chất nhà giáo GVPT
01
Nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo trong bối cảnh hiện nay
1. Phẩm chất đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay.
2. Các quy định về đạo đức nhà giáo.
3. Tự bồi dưỡng, rèn luyện và phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
- Phân tích được thực trạng đạo đức của nhà giáo trong bối cảnh hiện nay (những bất cập, những bài học từ việc giáo viên vi phạm đạo đức nhà giáo, những tấm gương đạo đức nhà giáo tác động đến hoạt động giáo dục đạo đức và dạy học học sinh); Liên hệ với các cấp học;
- Vận dụng được các quy định về đạo đức nhà giáo để xây dựng và thực hiện kế hoạch tự bồi dưỡng, rèn luyện bản thân nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo;
- Hỗ trợ đồng nghiệp trong việc rèn luyện phấn đấu nâng cao phẩm chất đạo đức nhà giáo.
8 12
GVPT
02
Xây dựng phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay
1. Nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay.
2. Những yêu cầu về phong cách của giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông trong bối cảnh hiện nay; kỹ năng xử lý tình huống sư phạm.
3. Xây dựng và rèn luyện tác phong, hình thành phong cách nhà giáo.
- Phân tích được thực trạng và những yêu cầu về phong cách đối với giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông nói chung, đối với giáo viên từng cấp học nói riêng trong bối cảnh hiện nay;
- Vận dụng để thực hành, xử lý các tình huống ứng xử sư phạm trong các cơ sở giáo dục phổ thông và đề xuất được giải pháp để rèn luyện tác phong, phong cách nhà giáo phù hợp với từng cấp học, vùng, miền (Các kỹ năng kiềm chế cảm xúc bản thân, kỹ năng giải quyết xung đột;...);
- Hỗ trợ được đồng nghiệp trong rèn luyện tác phong và hình thành phong cách nhà giáo.
8 12
 
1.2.2. Cán bộ quản lý:
 
Yêu cầu bồi dưỡng theo Chuẩn Mã mô đun Tên và nội dung chính của mô đun Yêu cầu cần đạt Thời lượng (tiết)
Lý thuyết Thực hành
(1) (2) (3) (4) (5) (6)
1. Phẩm chất nghề nghiệp QLPT 01 Nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp trong quản trị nhà trường hiện nay
1. Phẩm chất nghề nghiệp; các quy định về đạo đức đối với cán bộ quản lý cơ sở GDPT.
2. Kế hoạch hành động và tổ chức thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường.
3. Phát hiện, ngăn ngừa các biểu hiện vi phạm đạo đức của giáo viên, nhân viên, học sinh trong nhà trường.
- Nêu được các nội dung của phẩm chất nghề nghiệp; phân tích được các quy định về đạo đức nghề nghiệp trong bối cảnh hiện nay gắn với thực tiễn thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản trị nhà trường;
- Xây dựng được kế hoạch hành động của bản thân về rèn luyện đạo đức; xây dựng được các quy định về đạo đức nghề nghiệp và tổ chức, thực hiện hiệu quả giáo dục đạo đức, lối sống trong nhà trường;
- Hỗ trợ đồng nghiệp về rèn luyện đạo đức và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục đạo đức trong nhà trường.
8 12
QLPT 02 Đổi mới quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục
1. Bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay.
2. Những vấn đề chung về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
3. Quản trị nhà trường hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
- Phân tích được những vấn đề chung và yêu cầu, nội dung cơ bản về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục;
- Vận dụng được những yêu cầu, nội dung quản trị trong bối cảnh đổi mới giáo dục để quản trị nhà trường (hướng tới phát triển phẩm chất, năng lực học sinh, lan tỏa tư tưởng đổi mới đến mọi thành viên trong nhà trường);
- Tư vấn, hỗ trợ đồng nghiệp về quản trị nhà trường trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
8 12
 
2. Khối kiến thức tự chọn:
Nội dung bồi dưỡng 3 (40 tiết/năm học/giáo viên).
2.1. Cán bộ quản lí:
Tập trung chỉ đạo thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng;Nghị quyết số 44/NQ-CP của Chính phủ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa XIII, Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội khóa XIV và Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 18/6/2018 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; Nghị quyết số 96/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 của HĐND tỉnh về phát triển giáo dục mầm non và phổ thông tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo.
Xây dựng Kế hoạch giáo dục của nhà trường năm học 2020 - 2021, triển khai thực hiện sáng tạo, linh hoạt, hiệu quả.
Chỉ đạo đổi mới phương pháp dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá; các hoạt động trải nghiệm sáng tạo.Bồi dưỡng đội ngũ đáp ứng với chương trình giáo dục phổ thông 2018 và sách giáo khoa mới.
2.2. Giáo viên:
        Bồi dưỡng cho giáo viên phương pháp dạy học nâng cao chất lượng lớp 2.
Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên dạy phương pháp "Bàn tay nặn bột".
Bồi dưỡng giáo viên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, sáng tạo cho học sinh.
Tham gia chuyên đề cụm, trường về phương pháp dạy học lớp 1 theo chương trình GDPT 2018; giải pháp nâng cao chất lượng lớp 2 và các lớp học khác, Mĩ thuật Đan Mạch và Bàn tay nặn bột ở các khối lớp khác.
3. Hình  thức học tập:
Bồi dưỡng qua lớp học tập trung, tự học, học tập từ xa. Cụ thể:
- Bồi dưỡng tập trung (do Sở, Phòng tổ chức).
- Bồi dưỡng thông qua sinh hoạt tổ nhóm chuyên môn, sinh hoạt chuyên môn cụm trường.
- Bồi dưỡng thông qua dự giờ thăm lớp, báo cáo chuyên đề, trao đổi thảo luận, thực hành minh hoạ, rút kinh nghiệm, chia sẻ cùng đồng nghiệp.
4. Cách thức học tập:
Hàng tuần cán bộ quản lí, giáo viên chủ động sắp xếp thời gian tự nghiên cứu tài liệu BDTX kết hợp với bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ở tổ.
Hàng tháng tổ chuyên môn báo cáo tình hình thực hiện tự học của giáo viên trong trong tổ, kịp thời phản ánh vướng mắc trong quá trình học tập nghiên cứu tài liệu về Ban chỉ đạo để cùng giải quyết.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trực tiếp tổ chức, quản lí học tập theo kế hoạch và theo các văn bản hướng dẫn của cấp trên; tạo điều kiện để giáo viên được tham gia đầy đủ các lớp chuyên đề, bồi dưỡng đáp ứng nhu cầu học tập nâng cao trình độ.
Trường tổ chức thao giảng dự giờ thăm lớp để đúc rút kinh nghiệm, đổi mới PPDH, các đợt thao giảng cấp trường, cụm.
Giáo viên làm bài tập kỹ năng là việc cuối cùng khi học xong 1 bài (GV dưạ vào tài liệu BDTX tự học của mình) để nhà trường theo dõi và cấp trên kiểm tra.
IV. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng:
  1. Căn cứ và xếp loại: (theo điều 12 của Thông tư 26)
 Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3.
Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch.
Phương thức đánh giá, xếp loại kết quả và công nhận, cấp giấy chứng nhận kết quả BDTX được áp dụng theo điều 13, 14 và 15 của Thông tư 26).
  1. Xếp loại kết quả BDTX
a. Đánh giá việc vận dụng kiến thức BDTX vào thực tiễn dạy học, giáo dục trẻ em, học sinh; thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên. Đánh giá thông qua hệ thống câu hỏi trắc nghiệm (đối với các nội dung lý thuyết), bài tập nghiên cứu, bài thu hoạch (đối với nội dung thực hành) đảm bảo đáp ứng yêu cầu về mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung Chương trình BDTX và quy định tại Quy chế này.
b. Bài kiểm tra lý thuyết, thực hành chấm theo thang điểm 10 và đạt yêu cầu khi đạt điểm từ 05 trở lên.
3. Xếp loại kết quả:
a) Hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý được xếp loại hoàn thành kế hoạch BDTX khi thực hiện đầy đủ các quy định của khóa bồi dưỡng; hoàn thành đủ các bài kiểm tra với kết quả đạt yêu cầu trở lên theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
b) Không hoàn thành kế hoạch BDTX: Giáo viên, cán bộ quản lý không đáp ứng được các yêu cầu tại điểm a Khoản này.
a) Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau:
- Loại TB nếu điểm trung bình BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm;
- Loại Khá nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm;
- Loại Giỏi nếu điểm trung bình  BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm.
b) Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học.
Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên.
c) Nhà trường tổng hợp kết quả BDTX, quả gửi về phòng giáo dục và Đào tạo vào thời điểm kết thúc năm học.
d) Phòng Giáo dục & Đào tạo cấp giấy chứng nhận BDTX cho giáo viên đã hoàn thành kết quả BDTX.
V. Tổ chức thực hiện:
1. Trách nhiệm của Hiệu trưởng
- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị và trình lãnh đạo Phòng GD&ĐT phê duyệt theo kế hoạch của phòng GD;
- Ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo công tác bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị;
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX; phê duyệt Kế hoạch bồi dưỡng của giáo viên; cấp phát công văn, tài liệu theo nội dung bồi dưỡng và tổ chức triển khai kế hoạch BDTX giáo viên của nhà trường theo thẩm quyền và trách nhiệm quy định trong Điều lệ trường tiểu học.
- Tổ chức đánh giá, tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của mỗi giáo viên. Báo cáo kết quả BDTX của giáo viên để đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận theo quy định của Thông tư 26.
- Thực hiện chế độ, chính sách của Nhà nước và của địa phương đối với giáo viên tham gia BDTX.
- Đề nghị các cấp có thẩm quyền quyết định khen thưởng hoặc xử lý đối với tổ chức, cá nhân có thành tích hoặc vi phạm trong việc thực hiện công tác bồi dưỡng thường xuyên.
2. Trách nhiệm của Phó Hiệu trưởng 
- Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị;
- Phối hợp cùng Hiệu trưởng hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX.
- Tư vấn và thúc đẩy giáo viên thực hiện kế hoạch BDTX.
- Tham gia Ban chỉ đạo tổ chức đánh giá và tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của mỗi giáo viên.
3. Trách nhiệm của Tổ, khối trưởng chuyên môn 
- Tham gia xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị;
- Phối hợp cùng lãnh đạo trường hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX.
- Tư vấn và thúc đẩy thành viên trong tổ thực hiện kế hoạch BDTX.
- Tham gia đánh giá, tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của mỗi giáo viên.
4. Trách nhiệm của Công đoàn  
- Tham gia cùng lãnh đạo trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên của đơn vị;
- Vận động giáo viên tích cực tham gia xây dựng kế hoạch BDTX;
- Vận động giáo viên thực hiện tốt kế hoạch BDTX.
- Tham gia cùng lãnh đạo trường đánh giá, tổng hợp kết quả xếp loại BDTX của mỗi giáo viên.
5. Trách nhiệm của giáo viên
- Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân theo kế hoạch của trường, của khối và trình Hiệu trưởng phê duyệt vào tháng 10/2020; Nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về BDTX của nhà trường, của Phòng Giáo dục và Đào tạo.
- Có trách nhiệm báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao.
Trên đây là kế hoạch Bồi dưỡng thường xuyên của Trường tiểu học Kỳ Thịnh 2 trong năm học 2020-2021. Yêu cầu toàn thể CB-GV thuộc đối tượng Bồi dưỡng thường xuyên căn cứđể xây dựng kế hoạch cho tổ chức trong trường và kế hoạch cá nhân để thực hiện theo quy định.
6. Kế hoạch cụ thể:
Thời gian Nội dung Thực hiện
 
 
10/2020
- Bồi dưỡng chính trị hè 2020, thời gian 01 buổi, tại khách san Mường Thanh
- Xây dựng kế hoạch BDTX nhà trường.Tổ, nhóm, cá nhân xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2020- 2021
- Nạp KHBDTX về Phòng GD 10/2020.
- Tập huấn sử dụng Vnedu
BGH, GV
 
BGH,TT, GV
 
BGH,GV,NV
BGH; GV
 
 
 
- Dự giờ thăm lớp. Đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề.
- Duyệt KHBDTX của tổ, giáo viên 02/11/2020, cá nhân đăng KHBDTX lên trang Trường học kết nối.
- Cán bộ quản lí, GV học theo các nội dung đã quy định.
- Tập huấn sử dụng Vnedu tại trường
- Kiểm tra KHBDTX cá nhân
BGH, TT, GV
 
 
 
 
CBGV
BGH
 
11/2020
- Dự giờ thăm lớp. Đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề cụm
- Cán bộ quản lí, GV học theo các nội dung đã quy định.
 
BGH, TT, GV
 
 
12/2020
- Dự giờ thăm lớp. Đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề
- Cán bộ quản lí, GV học theo các nội dung đã quy định.
- Chấm nội dung bắt buộc 1,2 kết hợp tổng kiểm tra hồ sơ cá nhân.
 
BGH, TT, GV
 
 
1,2/2021
- Dự giờ thăm lớp. Đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề
- Cán bộ quản lí, GV học theo các nội dung đã quy định.
BGH, TT, GV
 
3/2021
- Dự giờ thăm lớp. Đánh giá rút kinh nghiệm. Tổ chức chuyên đề
- Cán bộ quản lí, GV học theo các nội dung đã quy định.
BGH, TT, GV
 
 
4/2021
- GV viết thu hoạch BDTX, nộp về trường (mẫu 3).
- Tổ CM chấm hồ sơ BDTX, kiểm tra, đánh giá BDTX từng cá nhân xong trước 15/4/2020.
- Tổng hợp kết quả BDTX toàn trường
 
BGH, TT, GV
5/2021 Gửi kết quả BDTX về Phòng GD trước ngày 20/5/2021 BGH
          Trên đây là kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên năm học 2020  - 2021, nhà trường yêu cầu các tổ chuyên môn và cá nhân nghiêm túc thực hiện. Trong quá trình thực hiện có gì vướng mắc thì phản hồi về tổ chuyên môn hoặc Ban giám hiệu để giải quyết./.
 
Nơi nhận:      
 - Phòng GD&ĐT  thị xã Kỳ Anh;
  - BGH, Tổ trưởng CM;
  - Lưu: VT.
 
                    PHÓ HIỆU TRƯỞNG
 
 
 
 
                        Lê Thị Mận
 
 

Nguồn tin: Kế hoạch BDTX năm học 2020-2021

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
  • Optimal 365

    """Trung tâm trị liệu cơ xương khớp cột sống Optimal 365 Chiropractic tự hào đem đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe cơ xương khớp toàn diện bằng phương pháp Chiropractic tiên tiến. Chúng tôi kích hoạt khả năng tự phục hồi của cơ thể, điều trị hiệu quả các bệnh lý cơ xương khớp mà không cần dùng thuốc hay can thiệp phẫu thuật.

    #optimal365 #trung_tam_tri_lieu #optimal365_chiropractic

    Xem thêm: https://twitter.com/optimal365vn
    Thông tin liên hệ:
    - Address: 18Ter Nguyễn Thị Minh Khai, phường Đa Kao, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    - Phone: 1900 299936
    - Website: https://optimal365.vn/
    - Mail: info@optimal365.vn"""

      Optimal 365   06/08/2024 11:19
  • Công ty Vinpest

    Chuyentienquocte.com.vn cung cấp dịch vụ chuyển tiền từ Việt Nam sang Canada đáng tin cậy, nhanh chóng và chi phí thấp. Quy trình đơn giản giúp bạn dễ dàng gửi tiền cho người thân và bạn bè, đảm bảo tiền đến nơi đúng hạn.

    Xem thêm: https://chuyentienquocte.com.vn/chuyen-tien-tu-viet-nam-sang-canada/
    #chuyển_tiền_quốc_tế #chuyển_tiền_Việt_Nam_sang_Canada #chuyentienquocte

    TP.HCM: SAV5-01.12 Tháp 5 toà nhà The Sun Avenue – 28 Mai Chí Thọ, Phường An Phú, Q2
    Hà Nội: 157b ngách 28 ngõ 93 Hoàng Văn Thái, Khương Đình, Thanh Xuân
    Tel: 0908991287
    Email: dlpquy@gmail.com

      Công ty Vinpest   03/06/2024 16:53
  • Công ty Vinpest

    Dưới đây là 7 lợi ích của dịch vụ diệt mối tại Hà Nội từ VinPest (https://vinpest.vn/), mang lại sự tin tưởng cho khách hàng:

    1. VinPest là một trong "Top 5 công ty kiểm soát côn trùng" hàng đầu tại Việt Nam, đem lại sự đảm bảo về chất lượng và uy tín của dịch vụ.

    2. Bảo hành dịch vụ diệt mối tại Hà Nội lên đến 10 năm, tạo nên sự an tâm và tin cậy tối đa cho khách hàng.

    3. Đội ngũ hoạt động 24/7, luôn sẵn sàng phục vụ ngay cả vào ngày nghỉ, cuối tuần, và các ngày lễ, đảm bảo sự linh hoạt và phản hồi nhanh chóng.

    4. Quy trình làm việc linh hoạt, đáp ứng mọi "bài toán diệt mối" mà khách hàng tại Hà Nội đưa ra, đồng thời giải quyết mọi vấn đề một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.

    5. Đội ngũ gồm 320 nhân viên giàu kinh nghiệm, được cấp chứng chỉ của Bộ Y Tế về diệt mối, đảm bảo sự chuyên nghiệp và đáng tin cậy trong mọi dịch vụ.

    6. Sử dụng hóa chất được phê duyệt, VinPest cam kết diệt mối một cách triệt để mà vẫn đảm bảo an toàn cho sức khỏe con người, vật nuôi và môi trường.

    7. Đội ngũ nhân viên được cấp chứng chỉ chuyên môn Nội Bộ và tham gia các khóa đào tạo chuyên nghiệp của Nhà nước, đảm bảo sự chuyên môn và nâng cao trình độ.


    #Vinpest #diệt_mối_tại_hà_nội #công_ty_diệt_mối_tại_Hà_Nội_Vinpest

    Điện thoại: 1900 3184 – 0934141596
    Địa chỉ: Lầu 8, Tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark 72, Phạm Hùng, Mễ Trì, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
    Email: info@vinpest.vn

      Công ty Vinpest   28/05/2024 14:29
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây